LÚA NƯỚC

Từ bao đời nay, cây lúa đã gắn bó và là một phần không thể thiếu của con người Việt Nam. Cây lúa không chỉ mang lại đời sống no đủ mà còn trở thành một nét đẹp trong đời sống văn hóa tinh thần của người Việt, đồng thời cũng trở thành tên gọi của một nền văn minh – nền văn minh lúa nước. Quy trình kỹ thuật canh tác lúa tiên tiến được xây dựng trên cơ sở kết quả nghiên cứu khoa học chia thành các giai đoạn sau:

GIAI ĐOẠN I

Khi mới sạ lúa

Thực hiện sớm diệt trừ chuột, ốc trong ruộng hạn chế sự sinh sản và phát triển, tránh thiệt hại ruộng vườn trên diện rộng. Diệt mầm khi mới sạ lúa giúp loại bỏ mầm cỏ chôn vùi trong đất,hạn chế nguy cơ nảy mầm và phát triển dinh dưỡng trên lúa.

GIAI ĐOẠN II

Trước khi lúa trổ bông - làm đòng

Ở giai đoạn này cây lúa cần tích lũy nhiều dinh dưỡng để nuôi đòng do đó lúa có nhu cầu rất cao, cần cung cấp thêm dinh dưỡng cho lúa. Tuy nhiên, việc bón phân cũng cần lưu ý một số vấn đề đó là bón phải vừa đủ, đảm bảo cung cấp đủ các loại dưỡng chất ngoài những dưỡng chất cần thiết như N, P, K thì cũng cần cung cấp thêm 1 số chất trung vi lượng như canxi, silic những Giai đoạn lúa làm đòng, nông dân cần lưu ý một số đối tượng sâu bệnh gây hại chính là bạc lá, đốm sọc vi khuẩn, sâu cuốn lá, chuột hại… Nông dân cần thường xuyên thăm đồng để phát hiện và phòng trừ sâu bệnh kịp thời

GIAI ĐOẠN II

Lúa trổ bông

giai đoạn trổ bà con cần chú ý đến các loài sâu bệnh hại tấn công như sâu đục thân, sâu cuốn lá, các loại rầy, rệp gây hại, bệnh đạo ôn, khô vằn, bổ sung kali, vi lượng, phòng sâu bệnh, đạo ôn, lem lép hạt, dưỡng hạt lúa.

Chúc bà con bội thu !!!